“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” là bộ giáo trình huấn luyện kỹ năng Đọc hiểu được biên soạn cho người học tiếng Trung, được chia thành 06 quyển theo cấp độ khó. Mỗi quyển có trọng tâm riêng ở các mặt như lựa chọn chủ đề tài liệu đọc, thiết lập mục tiêu học tập, v.v. Quyển này là quyển 6, phù hợp với người học đã hoàn toàn nắm vững từ vựng HSK 1-5. Quyển giáo trình này chủ yếu giúp cho người học tiếng Trung trình độ cao cấp tích trữ vốn từ vựng trọng tâm thuộc những chủ đề có liên quan, tích lũy chữ, từ và cấu trúc thường dùng; thành thạo nắm vững các kỹ xảo và phương pháp đọc thực dụng, nâng cao thêm một bước độ chính xác và tốc độ đọc hiểu, khắc phục tâm trạng ngại khó khi đọc những bài văn tiếng Trung dài, bồi dưỡng thói quen đọc tốt và hiệu quả cao; làm phong phú kiến thức nền về văn hóa, xã hội thuộc những chủ đề có liên quan, làm sâu sắc hơn việc lý giải và suy nghĩ những chủ đề có liên quan, bồi dưỡng hứng thú đọc, trải nghiệm niềm vui khi đọc.
I. Sơ lược nội dung
Giáo trình này có tổng cộng 10 bài, tài liệu đọc được chọn đại khái có thể chia thành hai loại theo nội dung là đời sống và thời sự chính trị, thể loại rộng rãi, bao gồm văn ký sự, văn thuyết minh, văn nghị luận, v.v. Tài liệu đọc thuộc loại “đời sống” bao gồm các chủ đề như hôn nhân, giáo dục, mạng internet, nhân sinh, Trung y, thưởng thức tác phẩm của những tác giả nổi tiếng, v.v; tài liệu đọc thuộc loại “thời sự chính trị” bao gồm các chủ đề như đường sắt cao tốc, xã hội khá giả và giấc mơ Trung Quốc, “tam nông”, “một vành đai một con đường”, v.v. Bài văn được chọn có kết cấu rõ ràng, ngôn ngữ giản dị, chân thật nhưng không kém phần sinh động, phù hợp với đặc trưng điển hình của bài văn ở mỗi đề tài. Về mặt thiết lập độ khó của tài liệu đọc, bài khóa chủ yếu trải đều từ vựng HSK cấp 1-6, từ mới chủ yếu là từ vựng HSK cấp 6, cũng có một bộ phận từ vựng nằm ngoài đại cương HSK có liên quan đến chủ đề.
Giáo trình này kết hợp việc học tập tri thức ngôn ngữ, huấn luyện kỹ năng đọc và thực tiễn đọc hiểu lại với nhau, chú trọng tính khoa học, tính hệ thống trong việc thiết kế nội dung giảng dạy. Thể lệ cụ thể được sắp xếp như sau:
Phần 1: Ngân hàng tri thức. Bao gồm việc giảng giải và luyện tập về các chữ thường dùng, từ ngữvăn viết thường dùng và mẫu câu thường dùng, mục đích nhằm giúp người học làm phong phú vốn kiếnthức ngôn ngữ của họ.
Phần 2: Huấn luyện kỹ xảo. Mỗi bài tập trung giảng giải và huấn luyện một loại kỹ xảo đọc, bồi dưỡng người học vận dụng những kiến thức ngôn ngữ và kỹ xảo đọc để lý giải bài văn. Bao gồm: thông qua nghĩa của ngữ tố để suy đoán nghĩa từ, thông qua từ tố để suy đoán nghĩa từ, lợi dụng các từ ngữ giải thích lẫn nhau trong văn để lý giải nghĩa từ, dựa vào đặc điểm phối hợp từ ngữ để suy đoán nghĩa từ, mượn hư từ để lý giải mối quan hệ giữa các câu hoặc từ ngữ, kỹ xảo tách từ ngắt câu, lợi dụng thành phần chính trong câu để lý giải nghĩa câu, cô đọng câu, biến phức tạp thành đơn giản, mượn ngữ cảnh để lý giải nghĩa câu, mượn các ngữ chỉ thị để lý giải quan hệ logic giữa các câu, v.v.
Phần 3: Thực tiễn đọc hiểu. Bao gồm ba phần lớn là đọc chuyên sâu, đọc mở rộng và đọc thực tế. Phần “Đọc chuyên sâu” chủ yếu do ba phần tạo thành, lần lượt là: học tập từ mới, bài tập khởi động và bài khóa. Bài tập ở bài khóa phần “Đọc chuyên sâu” chủ yếu triển khai xoay quanh lý giải nội dung bài khóa, lý giải nghĩa câu và lý giải nghĩa từ, v.v. Phần “Đọc mở rộng” chủ yếu bao gồm bài khóa (kèm theo chú thích từ mới) và luyện tập sau khi đọc. Phần “Đọc thực tế” chủ yếu gồm hai loại: loại thứ nhất là “Đọc văn thuyết minh”, loại thứ hai là “Tra tìm thông tin”. Tài liệu “Đọc thực tế” được chọn chủ yếu là những tài liệu chữ mà người học dễ dàng tiếp xúc đến trong đời sống thường ngày, khiến cho quá trình đọc càng thêm có cảm giác chân thật.
Ngoài ra, mỗi bài đều chọn dùng một số thục ngữ thường gặp có liên quan đến chủ đề của bài, nhằm giúp cho người học hiểu được văn hóa Trung Quốc song song với việc tăng cường kiến thức ngôn ngữ.
Trong giáo trình có hai bài kiểm tra giai đoạn, lần lượt được đặt sau bài 5 và bài 10. Bài kiểm tra giai đoạn vừa có thể dùng làm bài tập trên lớp, cũng có thể dùng làm bài tập về nhà, cho người học hoàn thành sau buổi học. Thầy cô có thể xử lý tùy theo tình huống.
II. Kiến nghị sử dụng giáo trình
Dung lượng quyển giáo trình này khá lớn, nội dung rộng rãi, bài tập phong phú, vừa có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của người học tiếng Trung lớp dài hạn theo chế độ học kỳ, cũng thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung lớp nâng cao ngắn hạn.
Việc sử dụng giáo trình nên tuân theo nguyên tắc “lấy đọc làm chính”, “giảng ít đọc nhiều”. Về hình thức dạy môn Đọc, đề nghị kết hợp giữa “đọc thầm” và “đọc to”, bài khóa phần “Đọc chuyên sâu” phải khiến người học làm được “có thể xem, biết đọc”, vừa phải làm được “thấy chữ biết nghĩa”, lại phải làm được “thấy chữ biết âm”, tăng cường mối liên kết “âm, hình, nghĩa” của chữ Hán; về mặt năng lực đọc, đề nghị lấy mục tiêu là giúp người học biết làm thế nào đọc hiểu một bài văn, bồi dưỡng cho người học khả năng vận dụng các kiến thức ngôn ngữ và kỹ xảo đọc để suy đoán nghĩa chữ, nghĩa từ, phân tích nghĩa câu, lý giải quan hệ logic giữa các câu và giữa các đoạn, v.v.
Giáo trình này về cơ bản được biên soạn theo trình tự giảng dạy ở các lớp dạy đọc thông thường, thầy cô có thể dựa theo các bước mà giáo trình đề nghị để sắp xếp nội dung giảng dạy, điều này có thể giảm nhẹ áp lực ở khâu thiết kế giảng dạy cho thầy cô ở một mức độ nhất định. Việc phân phối các tiết học đề nghị như sau: 4-6 tiết hoàn thành một bài, tiết 1 hoàn thành phần “Ngân hàng tri thức”, “Huấn luyện kỹ xảo” cùng với “Học tập từ mới” của phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 2-3 hoàn thành bài tập khởi động và bài khóa phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 4 hoàn thành phần “Đọc mở rộng” và “Đọc thực tế”, tiết 5-6 tiến hành ôn tập và củng cố. Yêu cầu người học chỉ chuẩn bị bài phần “Ngân hàng tri thức” và “Học tập từ mới” của phần “Đọc chuyên sâu”, không đọc trước bài khóa; yêu cầu ngườihọc nghiêm túc ôn tập sau giờ học, sắp xếp và tổng kết các nội dung như chữ, từ, cấu trúc đã học, đồng thời dự trữ vào trong “ngân hàng tri thức” của chính mình.
Những kiến nghị trên chỉ đưa ra để tham khảo, thầy cô có thể dựa theo các tình huống cụ thể như trình độ tiếng Trung của người học, việc sắp xếp chương trình học, điều kiện giảng dạy,… để điều chỉnh một cách linh hoạt việc sắp xếp, thiết kế trong giáo trình. Ở đây, chúng tôi xin chân thành đón nhận sự phê bình, góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp và người học tiếng Trung đối với quyển giáo trình này.
Reviews
There are no reviews yet.