- Mục tiêu giảng dạy và đối tượng thích hợp sử dụng
“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 2” là giáo trình đọc hiểu sơ cấp. Mục tiêu giảng dạy của quyển này là thông qua sự dẫn dắt, liên hệ của các ý phù (hình bàng) chữ hình thanh giúp học sinh tập trung học chữ, mở rộng vốn từ, sau đó thông qua đọc đoạn văn ngắn để bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh, huấn luyện khả năng đọc hiểu của học sinh. Quyển giáo trình này thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung sơ cấp đã học xong quyển 1 của bộ giáo trình này hoặc đã nắm được từ vựng HSK cấp 1.
- Nội dung và thể lệ của giáo trình
Giống như quyển 1, từ mới của quyển này cũng được chia thành hai phần là “Học để nhớ” và “Học để đọc” (phía sau từ “học để đọc” có thêm dấu * để phân biệt). Từ vựng ở phần “Học để nhớ” đa số là từ vựng cấp 2 và một phần từ vựng cấp 3 trong “Đại cương chương trình giảng dạy Hán ngữ quốc tế thông dụng”, cùng với một số từ thường dùng đặc biệt. Từ mới của phần “Học để nhớ” sẽ xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Từ mới của phần “Học để đọc” chỉ được thiết lập nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh và quét sạch chướng ngại khi đọc, nên không cần học sinh ghi nhớ. Từ mới của phần “Học để đọc” không xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Quyển sách này cũng xem trọng việc xuất hiện lặp lại của từ mới, rất nhiều từ mới sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại trong cả quyển sách, học sinh xem nhiều tự nhiên sẽ ghi nhớ. Từ mới xuất hiện lặp lại không còn được xem như là từ mới xuất hiện, cho nên phía sau cũng thêm dấu *.
Quyển sách này có tổng cộng 10 bài. Từ bài 1 đến bài 9 lấy việc đọc là chính, tài liệu đọc của bài khóa ở mỗi bài đều xoay quanh một chủ đề. Bài cuối cùng là phần kiểm tra tổng kết đối với nội dung của bài 1-9, chủ yếu kiểm tra tình hình nắm vững từ mới phần “Học để nhớ” cùng với khả năng đọc bài văn của học sinh, dạng đề tham khảo đề thi thật HSK cấp 2, cấp 3.
Việc sắp xếp nội dung của mỗi bài về cơ bản tuân theo thứ tự “chữ → từ → câu → đoạn → bài”.
Mỗi bài được chia thành 5 mảng lớn: Ngân hàng tri thức, Tập trung học chữ, Thực tiễn đọc hiểu, Câu chuyện nhỏ về chữ Hán, Thử thách bản thân.
- Ngân hàng tri thức
Được chia thành 2 phần:
Phần 1 – “Giới thiệu các ý phù thường dùng”: giảng giải những kiến thức cơ bản về các ý phù có liên quan đến từ mới trong bài đồng thời có tần suất sử dụng cao. Mỗi ý phù đều được tìm về nguồn cội thông qua hình chữ của chữ Hán cổ, đáng tin và có căn cứ. Phía sau sẽ có phần “Luyện tập” kiểm tra tình hình lý giải và nắm vững của học sinh, bồi dưỡng khả năng dựa theo ý phù để phán đoán phân loại nghĩa chữ khi đọc bài văn của học sinh.
Phần 2 – “Mẫu câu thường dùng”: giảng giải những cấu trúc ngữ pháp thường dùng xuất hiện trong tài liệu đọc phía sau, có kèm câu ví dụ và bài tập tương ứng.
Nội dung hai phần đều được giảng giải bằng lời lẽ đơn giản, có kèm phần dịch tiếng Việt, tiện cho người học lý giải và vận dụng.
- Tập trung học chữ
Phần “Tập trung học chữ” ở mỗi bài chủ yếu giảng giải về ý phù, giúp học sinh xây dựng quá trình nhận biết thích ứng với thể hệ chữ Hán. Có hai trọng điểm giảng dạy:
Một là thông qua các ý phù thường dùng liên hệ đến một số chữ Hán thường dùng, thông qua việc học những chữ Hán này để làm sâu sắc thêm sự nhận biết của người học về kết cấu biểu ý và biểu âm của chữ Hán;
Hai là giúp học sinh nắm vững một số từ thường dùng có cùng từ căn (gốc từ), nhờ đó có một nhận thức sơ bộ về phương pháp cấu tạo từ của tiếng Hán.
Phần này chú trọng mối quan hệ giữa nghĩa chữ và nghĩa từ, dùng những chữ Hán trọng điểm tổ hợp thành những từ thường dùng, rồi đặt những từ thường dùng này vào trong câu để học sinh hiểu sâu hơn về nghĩa chữ và nghĩa từ trong ngữ cảnh.
- Thực tiễn đọc hiểu:
Được chia thành 3 phần, tài liệu đọc của 3 phần đều xoay quanh một chủ đề.
Phần “Đọc chuyên sâu”: bài khóa, từ mới tương đối trọng tâm, đều cực kỳ quan trọng đối với việc bồi dưỡng ngữ cảm và khả năng đọc hiểu của học sinh, cho nên yêu cầu học sinh có thể đọc một cách lưu loát, không có chướng ngại.
Phần “Đọc mở rộng”: là sự mở rộng thêm đối với nội dung phần “Đọc chuyên sâu”, chủ yếu là để mở rộng về mặt tri thức, tăng vốn từ cho học sinh, vì thế chỉ cần hiểu đại ý của bài văn là được, không cần đọc kỹ từng từ từng câu. Nhưng đối với một số bài khóa có nội dung tương đối dễ và khá thú vị, chúng ta cũng yêu cầu đọc diễn cảm bài khóa. Ngoài ra, bài 1 là bài quá độ từ quyển 1 sang quyển 2, mục đích bài khóa phần “Đọc chuyên sâu” của bài này là tiếp sức cho học sinh, xóa đi tâm trạng ngại khó của học sinh khi đọc bài văn dài. Vì thế, phần “Đọc mở rộng” của bài này là trọng điểm.
Phần “Tra tìm thông tin”: tương tự với đọc hiểu tình huống thật, yêu cầu học sinh mang câu hỏi đi xem tài liệu, tìm được thông tin cần thiết trong thời gian nhanh nhất. Phần “Tra tìm thông tin” huấn luyện kỹ năng đọc nhanh của học sinh, vì thế, không khuyến khích học sinh đọc kỹ tài liệu trước sau đó mới trả lời câu hỏi.
Phần “Thực tiễn đọc hiểu” cung cấp ba bài đọc, nội dung khá phong phú. Trọng điểm của phần này ở chỗ bồi dưỡng hứng thú đọc của học sinh, khiến cho học sinh nắm vững một số kỹ xảo đọc hiểu thường dùng, như đoán nghĩa chữ dựa theo ý phù, đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh, nhanh chóng tìm được thông tin mấu chốt, lướt qua các từ không biết đọc từ đầu đến cuối bài văn, Về mặt biên soạn và chọn lựa bài khóa, lấy tính thực tế, tính thú vị làm nguyên tắc, nội dung được sắp xếp từ dễ đến khó, tiến dần từng bước, xem trọng sự xuất hiện lặp lại của từ mới. Chúng tôi hy vọng sau bài học, học sinh có thể nhiều lần đọc to và diễn cảm bài khóa, tích cực tìm cơ hội sử dụng nội dung học được trong sách. Bài tập sau bài khóa có hình thức phong phú, đa dạng, ngoài các đề chọn lựa, đề phán đoán thường gặp, còn có các dạng đề như tích lũy từ mới, điền trống bài văn, giải thích nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh, sắp xếp thứ tự các sự kiện theo thời gian,
- Câu chuyện nhỏ về chữ Hán
Mỗi bài chọn ra 1-2 chữ Hán để giảng giải. Chữ Hán ở phần này hoặc là được lấy từ phần “Tập trung nhận chữ” của bài, hoặc là được lấy từ phần “Thực tiễn đọc hiểu”. Học sinh có thể thông qua phần giảng giải này để cảm nhận về trí tuệ của chữ Hán, hiểu thêm một chút về tri thức văn hóa Trung Quốc.
- Thử thách bản thân
Phần bài tập được thiết kế nhằm vào nội dung đã học trong bài. Việc thiết kế bài tập dựa theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ nội dung trong bài mở rộng đến ngoại khóa, từ từ, câu lại đến bài văn, từng bước dẫn dắt học sinh nắm vững nội dung bài học, đồng thời có thể dần dần hoàn thành bài tập một cách độc lập. Nhằm vào những từ mới trọng điểm và bài khóa đọc chuyên sâu của mỗi bài, chúng tôi đã thiết kế bài tập “Chọn từ điền trống”. Tham khảo đề thi thật HSK cấp 2, cấp 3, chúng tôi lại thiết kế hai dạng bài tập “Chọn câu tương ứng” và “Phán đoán câu đề cho có thống nhất với ý câu gốc hay không”, mục đích chủ yếu là để người học nắm vững cách dùng của các từ trọng điểm trong ngữ cảnh, đồng thời quen thuộc với kỳ thi HSK cấp 2, cấp 3. Trải qua sự huấn luyện ở quyển 1, bài tập “Câu đố” học sinh sẽ không còn cảm thấy khó nữa, mà sẽ biểu hiện ra hứng thú sâu đậm; phần này kiểm tra xem học sinh có am hiểu về cấu tạo, cách viết và các kiến thức có liên quan đến chữ Hán hay không, đáp án câu đố đều đến từ những chữ trọng điểm và những từ thường dùng xuất hiện trong bài đó. “Truyện cười” cũng cố gắng sử dụng câu cú đơn giản hết mức có thể cùng với từ mới xuất hiện trong bài để viết lại, mục đích là tái hiện và củng cố lại những nội dung đã học trong bài, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh. Dựa theo điểm văn hóa xuất hiện trong mỗi bài, chúng tôi đã thiết kế mảng “Xem thử những chữ dưới đây, bạn biết những chữ nào”, chủ yếu là nội dung văn hóa ngôn ngữ có liên quan đến tài liệu đọc trong bài, hình thức cũng khá đa dạng. Tất cả bài tập thầy cô có thể linh hoạt sử dụng tùy theo trình độ của học sinh và thời gian giảng dạy.
Để tiện cho học sinh lý giải nội dung giáo trình, tăng thêm sự thú vị cho giáo trình, mỗi bài đều có kèm các hình minh họa phong phú.
III. Kiến nghị giảng dạy
Mỗi bài trong quyển giáo trình này kiến nghị thời gian giảng dạy là 4 đến 6 tiết.
Ở tiết 1-2, giảng dạy nội dung phần “Giới thiệu các ý phù thường dùng” trong “Ngân hàng tri thức” để học sinh nắm vững hàm nghĩa của những ý phù có tần số xuất hiện cao, kiểm tra tình hình nắm vững kiến thức phần này của học sinh thông qua phần “Luyện tập”; sau đó dựa theo sự sắp xếp của phần “Tập trung học chữ” để giới thiệu và giảng giải các chữ Hán thường dùng, tiến hành huấn luyện nhận đọc theo thứ tự “chữ → từ → câu → đoạn”, mở rộng vốn từ, lót nền cho việc đọc bài văn ở phía sau. Ở tiết 3-4, trước tiên giới thiệu nội dung phần “Mẫu câu thường dùng” trong “Ngân hàng tri thức”, hoàn thành bài tập có liên quan, sau đó hoàn thành phần “Đọc chuyên sâu” và “Đọc mở rộng” dựa theo hướng dẫn đọc, nắm vững các từ mới trọng điểm, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh, nâng cao kỹ năng đọc của học sinh, cuối cùng hoàn thành phần “Tra tìm thông tin”, huấn luyện cho học sinh kỹ năng thông qua đọc nhanh để rút ra thông tin quan trọng. Ở tiết 5-6, hoàn thành việc đọc “Câu chuyện nhỏ về chữ Hán”, tìm hiểu một ít tri thức văn hóa Trung Quốc, sau đó hoàn thành bài tập ở phần “Thử thách bản thân”, cuối cùng có thể hướng dẫn học sinh triển khai thảo luận xoay quanh chủ đề của bài này. Nếu không đủ thời gian, nội dung ở tiết 5-6 có thể xem như bài tập về nhà cho học sinh. Bài 10 thầy cô có thể cho học sinh hoàn thành trên lớp, cũng có thể dùng làm đề thi.
Chúng tôi hy vọng học sinh có thể đọc to và diễn cảm mỗi bài văn một cách lưu loát, không có chướng ngại.
Trên đây là một số thuyết minh về mục tiêu giảng dạy, đối tượng thích hợp sử dụng, nội dung thể lệ và phương pháp sử dụng “Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 2”, xin đưa ra để tham khảo.
Nhà sách Hải Hà SG dự kiến sẽ ra mắt Khoá học trực tuyến dành cho bộ sách Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” trong tương lai.
Reviews
There are no reviews yet.