- Mục tiêu giảng dạy và đối tượng thích hợp sử dụng
“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 1” là giáo trình đọc hiểu cấp nhập môn. Mục tiêu giảng dạy của quyển này là bắt đầu từ các nét chữ Hán, thông qua sự dẫn dắt, liên hệ của các ý phù (hình bàng) giúp học sinh tập trung học chữ, mở rộng vốn từ, sau đó thông qua đọc câu và đoạn văn ngắn để củng cố lại từ mới, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh, huấn luyện khả năng đọc hiểu của học sinh. Quyển giáo trình này thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung sơ cấp từ chưa biết gì (khởi điểm bằng 0) hoặc đã nắm được khoảng 50 từ ngữ HSK cấp 1.
Việc chọn chữ, chọn từ của quyển giáo trình này đều tham khảo từ “Bảng chữ Hán thông dụng” và “Bảng từ ngữ tiếng Hán thông dụng” trong “Đại cương chương trình giảng dạy Hán ngữ quốc tế thông dụng”. Toàn bộ từ mới được chia thành hai phần gồm “Học để nhớ” và “Học để đọc” (sau những từ “học để đọc” có thêm dấu * để phân biệt). Từ vựng ở phần “Học để nhớ” đa số được lấy từ bảng từ cấp 1, bảng từ cấp 2 trong “Đại cương chương trình giảng dạy Hán ngữ quốc tế thông dụng”. Từ mới của phần “Học để nhớ” sẽ xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Từ mới của phần “Học để đọc” chỉ được thiết lập nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh và quét sạch chướng ngại khi đọc, nên không cần học sinh ghi nhớ. Từ mới của phần “Học để đọc” không xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Quyển sách này xem trọng việc xuất hiện lặp lại của từ mới, đa số từ mới sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại trong cả quyển sách, học sinh xem nhiều tự nhiên sẽ ghi nhớ.
- Thể lệ của giáo trình
Nội dung quyển giáo trình này về cơ bản được sắp xếp theo thứ tự “nét chữ → ý phù (hình bàng) → chữ → từ → câu → đoạn”, cả quyển sách tổng cộng 10 bài, bài cuối cùng là phần kiểm tra tổng kết đối với nội dung của 9 bài trước đó, chủ yếu kiểm tra mức độ nắm vững của học sinh đối với kiến thức cơ bản về chữ Hán và từ mới của phần “Học để nhớ”, dạng đề tham khảo đề thi thật HSK cấp 1, cấp 2.
Mỗi bài được chia thành 3 mảng lớn: Ngân hàng tri thức, Tập trung học chữ, Thử thách bản thân.
- Ngân hàng tri thức
Mảng này giảng giải những tri thức cơ sở về chữ Hán, đồng thời thiết kế phần “Luyện tập” để kiểm tra tình hình lý giải và nắm bắt của học sinh. Phần giảng giải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, có kèm theo phần dịch tiếng Việt, điều này giúp người học giảm bớt tâm trạng ngại khó khi học chữ Hán, nắm được phương pháp học tập chính xác, nâng cao hứng thú và hiệu suất học tập. Bài 1 và bài 2 chủ yếu giới thiệu về các nét chữ và quy tắc bút thuận của chữ Hán. Bài 3 đến bài 7 giới thiệu về cấu tạo cơ bản của chữ Hán, giảng giải một cách hệ thống về chữ tượng hình, chữ chỉ sự, chữ hội ý và chữ hình thanh; phần chữ hình thanh được chia thành hai bài, một bài chủ yếu giảng giải về ý phù (hình bàng), một bài chủ yếu giảng giải về thanh phù (thanh bàng). Bài 8 giảng giải về ba hiện tượng chữ cận hình, chữ đồng âm và chữ đa âm tồn tại trong tiếng Hán. Bài 9 giới thiệu về mối quan hệ giữa chữ Hán và từ.
- Tập trung học chữ
Mảng này đặt các chữ Hán có tần số xuất hiện cao vào trong từ (hoặc cụm từ) và câu để học sinh nhận đọc. Như vậy chữ Hán sẽ có ngữ cảnh cụ thể, học sinh học sẽ không còn máy móc, khô khan, mà dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ sự phối hợp thường dùng, học để ứng dụng, bên cạnh việc nâng cao khả năng đọc hiểu, cũng giúp nâng cao khả năng biểu đạt đầu ra (nói và viết) khi giao tiếp.
- Thử thách bản thân
Mảng này là phần bài tập được thiết kế nhằm vào nội dung bài học. Việc thiết kế bài tập dựa theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ nội dung trong bài mở rộng đến ngoại khóa, từ chữ, từ (hoặc cụm từ), câu lại đến đoạn văn, từng bước dẫn dắt học sinh nắm vững nội dung bài học, đồng thời có thể dần dần hoàn thành bài tập một cách độc lập. Phần “Tập viết chữ Hán” chủ yếu để học sinh hoàn thành nhiệm vụ viết chữ trong ô vuông trên cơ sở nhận đọc chữ Hán và hiểu được nghĩa chữ, làm sâu sắc hơn sự lý giải và nắm vững về quy tắc kết cấu chữ Hán của học sinh. Nhằm vào những từ mới trọng điểm của mỗi bài, chúng tôi đã thiết kế bài tập “Chọn từ điền trống”. Mục đích chủ yếu của bài tập “Chọn câu trả lời thích hợp” là giúp người học nhận đọc câu trong ngữ cảnh. Phần “Câu đố” có độ khó nhất định, chủ yếu là để kiểm tra xem học sinh có am hiểu về cấu tạo, cách viết và các kiến thức có liên quan đến chữ Hán hay không, đáp án câu đố đều đến từ những chữ trọng điểm và những từ thường dùng xuất hiện trong bài đó. Theo sự gia tăng của lượng chữ mà người học phải học, bắt đầu từ bài 6, chúng tôi dùng những câu đơn giản cùng với từ mới xuất hiện trong bài đó để viết lại những mẩu truyện cười, mục đích là tái hiện và củng cố lại những nội dung đã học trong bài, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh.
Để tiện cho học sinh lý giải nội dung giáo trình, tăng thêm sự thú vị, mỗi bài đều có kèm các hình minh họa phong phú.
III. Kiến nghị giảng dạy
Mỗi bài trong quyển giáo trình này kiến nghị thời gian giảng dạy là 2 đến 4 tiết.
Cả bài 1 và bài 2 kiến nghị nên hoàn thành trong 4 tiết. Từ bài 3 đến bài 9, kiến nghị mỗi bài nên hoàn thành trong 3-4 tiết. Ở tiết thứ nhất, kết hợp với chữ ví dụ để giảng dạy nội dung của phần “Ngân hàng tri thức”, sau đó thông qua phần “Luyện tập” để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức cơ bản của học sinh; từ tiết thứ 2 đến tiết thứ 4, dựa theo sự sắp xếp của phần “Tập trung học chữ” để giới thiệu và giảng giải các chữ Hán thường dùng, sau đó tiến hành huấn luyện nhận đọc theo thứ tự chữ → từ → câu → đoạn, mở rộng vốn từ, bồi dưỡng hứng thú đọc và kỹ năng đọc, cuối cùng hoàn thành bài tập ở phần “Thử thách bản thân”. Mục đích môn đọc hiểu không phải là viết, nhưng đối với những học sinh mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung thì việc vừa viết vừa nhận mặt chữ có thể giúp học sinh ghi nhớ chữ Hán hiệu quả hơn, thầy cô có thể tùy theo tình hình của học sinh mà xem xét việc cho thêm phần viết các chữ Hán cơ bản. Phần “Kiểm tra tổng kết” thầy cô có thể cho học sinh hoàn thành trên lớp, cũng có thể dùng làm đề kiểm tra giai đoạn, có thể hoàn thành trong 2 tiết.
Các chữ trọng điểm, từ, câu ví dụ xuất hiện trong giáo trình với số lượng vừa phải, thầy cô có thể tùy theo tình hình của học sinh để chọn dùng một cách linh hoạt. Nếu học sinh có trình độ khá cao, thầy cô có thể cân nhắc bổ sung thêm chữ ví dụ, từ ví dụ, câu ví dụ; nếu học sinh có trình độ hơi thấp, thầy cô có thể chỉ giảng nội dung của phần “Học để nhớ”, bỏ qua nội dung phần “Học để đọc”, cũng có thể xem xét tăng thêm thời lượng học.
Trên đây là một số thuyết minh về mục tiêu giảng dạy, đối tượng thích hợp sử dụng, nội dung thể lệ và phương pháp sử dụng “Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 1”, xin đưa ra để tham khảo.
Nhà sách Hải Hà SG dự kiến sẽ ra mắt Khoá học trực tuyến dành cho bộ sách Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” trong tương lai.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.