Chuyển tới nội dung
↓ 5%

LeDu – Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung – Tập 5 (In Màu)

Original price was: 180.000 VND.Current price is: 171.000 VND.

99 in stock

“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” là bộ giáo trình huấn luyện kỹ năng Đọc hiểu được biên soạn cho người học tiếng Trung, được chia thành 06 quyển theo cấp độ khó. Mỗi quyển có trọng tâm riêng ở các mặt như lựa chọn chủ đề tài liệu đọc, thiết lập mục tiêu học tập, v.v. Quyển này là quyển 5, phù hợp với người học đã hoàn toàn nắm vững từ vựng HSK 1-4, tức người học có vốn từ khoảng 3000 từ.
Quyển giáo trình này chủ yếu giúp cho người có trình độ tiếng Trung gần đến cao cấp nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ xảo đọc có liên quan, khắc phục tâm trạng ngại khó khi đọc những bài văn tiếng Trung khá dài, thích ứng với việc đọc bài văn tiếng Trung, làm sâu sắc hơn việc lý giải và suy nghĩ những chủ đề có liên quan.

I. Sơ lược nội dung
Giáo trình này bao gồm 12 bài và hai bài kiểm tra giai đoạn. Thể loại bài khóa chủ yếu là văn thuyết minh giới thiệu, bài văn mang tính phổ cập khoa học, nội dung bao gồm các chủ đề như giáo dục nhà trường, nhân vật lịch sử, công nghệ và kinh tế,… ở mỗi chủ đề chọn lựa bài văn mang tính tiêu biểu, tính phổ biến, mở ra cho người học góc độ phân tích và trọng điểm đọc bài văn thuộc chủ đề này từ nhiều tầng, nhiều mặt. Bài văn được chọn có kết cấu rõ ràng, ngôn ngữ giản dị, chân thật nhưng không kém phần sinh động, phù hợp với đặc trưng điển hình của văn thuyết minh, tiện cho người học nhanh chóng rút ra từ vựng có liên quan đồng thời xây dựng lược đồ hữu hiệu khi đọc các bài văn tiếng Trung cùng loại. Về mặt thiết lập độ khó của tài liệu đọc, bài khóa chủ yếu trải đều từ vựng HSK cấp 1-4, từ mới chủ yếu là từ vựng HSK cấp 5, bao gồm một số ít từ vựng HSK cấp 6 và từ vựng nằm ngoài đại cương.

Trong cấu trúc chung, thể lệ giáo trình chủ yếu bao gồm 3 mảng: ngân hàng tri thức, huấn luyện kỹ xảo và thực tiễn đọc hiểu.

Ngân hàng tri thức: Rút ra những chữ thường dùng, từ ngữ văn viết thường dùng và cấu trúc thường dùng của bài, giải thích ý nghĩa những chữ Hán có khả năng tạo từ mạnh và nêu từ ngữ ví dụ, có ví dụ minh họa giải thích những từ ngữ văn viết và cấu trúc thường gặp.

Huấn luyện kỹ xảo: Dựa vào đặc điểm của bản thân tiếng Hán, kết hợp bài khóa của bài, lấy ví dụ thực tế để minh họa, khiến cho người học từ trong thực tiễn hiểu và nắm vững được kỹ xảo đọc thường gặp, như: suy đoán nghĩa từ, tách từ ngắt câu, suy luận và quy nạp, v.v.

Thực tiễn đọc hiểu: Đây là phần quan trọng nhất của mỗi bài, do ba bộ phận tạo thành là đọc chuyên sâu, đọc mở rộng và đọc thực tế. Bài khóa ở mỗi bộ phận có chủ đề thống nhất nhưng góc độ khác nhau, ba bài khóa có độ khó giảm dần, chú trọng sự tái hiện của từ mới khi biên soạn bài khóa. Ba bộ phận của phần “Thực tiễn đọc hiểu” ngoài bài khóa còn phối hợp với bài tập có liên quan, chủ yếu bao gồm luyện tập đọc hiểu chữ, từ và câu trọng điểm, đồng thời rút ra và khái quát cấu trúc của bài văn, v.v. Tất cả bài tập đều dùng để kiểm tra và củng cố việc lý giải bài khóa của học sinh. Tóm lại, trong quá trình biên soạn, quyển giáo trình này cố gắng đạt đến mục đích lớp lang và trình tự rõ ràng, tiện cho việc sử dụng.

II. Kiến nghị sử dụng giáo trình
Dung lượng quyển giáo trình này khá lớn, nội dung rộng rãi, bài tập phong phú, vừa thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung “lớp dài hạn” theo chế độ học kỳ, cũng thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung lớp nâng cao ngắn hạn dịp đông, hè.
Khi dạy học, đầu tiên nên nhấn mạnh điểm đặc sắc của việc dạy môn Đọc. Nói một cách cụ thể, về hình thức dạy môn Đọc, phải thể hiện sự kết hợp giữa “đọc thầm” và “đọc to”, đối với phần bài khóa, phải khiến học sinh “có thể xem, biết đọc”, vừa phải làm được “thấy chữ biết nghĩa”, lại phải làm được “thấy chữ biết âm”, tăng cường mối liên kết “âm, hình, nghĩa” của chữ Hán cho học sinh trong khi đọc, thật sự thực hiện được việc “xử lý tự động” chữ Hán; về mặt kỹ xảo đọc, phải hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm của tài liệu đọc và nhiệm vụ đọc, dựa theo nhu cầu thực tế, vận dụng các kỹ xảo “đọc lướt”, “đọc dò”,… đồng thời đạt đến mức độ thành thạo khá cao; về mặt chủ đề đọc, phải khiến học sinh hình thành việc tập hợp từ vựng chủ đề, đối mặt với một chủ đề nào đó có thể nhanh chóng liên tưởng đến các từ ngữ có liên quan, tạo cơ sở cho việc đọc thêm một bước; về mặt tổ chức lớp học Đọc, phải trước sau quán triệt nguyên tắc “giảng ít đọc nhiều”, tức thông qua các kỹ xảo dạy học như đưa ra ngữ
cảnh điển hình, kết cấu tương tự, cụm từ đồng nghĩa,… khiến cho học sinh hiểu và tiếp thu các kỹ xảo đọc trong quá trình giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, tránh thông qua việc giảng giải khô khan để nhồi nhét tư tưởng “đọc như thế nào” cho học sinh. Ngoài ra, còn phải chú ý việc phối hợp hợp lý giữa kỹ năng đọc và các kỹ năng khác, có thể thông qua các phương pháp như thảo luận chủ đề, huấn luyện viết dàn ý cho đề tài cùng loại,… một cách thích hợp để làm phong phú nội dung bài đọc, làm sâu sắc hiệu quả học tập của học sinh.
Giáo trình này về cơ bản được biên soạn theo trình tự giảng dạy ở các lớp dạy đọc thông thường, thầy cô có thể dựa theo các bước tương ứng trong giáo trình để sắp xếp nội dung giảng dạy nhằm giảm nhẹ áp lực ở khâu thiết kế giảng dạy. Việc phân phối các tiết học đề nghị như sau: 4 tiết hoàn thành một bài, tiết 1-2 hoàn thành phần “Ngân hàng tri thức”, “Huấn luyện kỹ xảo” và bộ phận “Đọc chuyên sâu” của phần “Thực tiễn đọc hiểu”; tiết 3-4 đầu tiên có thể tiến hành ôn tập những từ ngữ và câu khó, trọng điểm của bài lần trước, sau đó hoàn thành bộ phận “Đọc mở rộng” và “Đọc thực tế ” của phần “Thực tiễn đọc hiểu”. Do độ khó của ba bài khóa giảm dần, về mặt sắp xếp thời gian, thời gian dùng cho giảng dạy bài khóa “Đọc chuyên sâu” phải dài nhất, đề nghị 1 tiết trở lên, bài khóa“Đọc mở rộng” trong vòng 1 tiết, “Đọc thực tế” trong khoảng 20 phút. Thầy cô cũng có thể dựa theo chủ đề bài khóa được học mà bổ sung tài liệu đọc tương ứng, khiến cho người học có thể tiếp xúc đến thông tin tuyến đầu, thông tin mới nhất, đạt đến mục đích sử dụng tri thức đã học để đọc.
Những kiến nghị trên chỉ đưa ra để tham khảo, thầy cô có thể dựa theo các tình huống cụ thể như trình độ tiếng Trung của người học, việc sắp xếp chương trình học,… để điều chỉnh một cách linh hoạt việc sắp xếp, thiết kế trong giáo trình. Ở đây, chúng tôi xin chân thành đón nhận sự phê bình, góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp và người học tiếng Trung đối với quyển giáo trình này.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “LeDu – Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung – Tập 5 (In Màu)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *